PHẬT TÍNH

MẬT NGHIÊM.

PHẬT TÍNH


Xuân đến với Đất – Trời qua cỏ cây, hoa lá, qua nắng ấm chan hòa! Tất cả đều biểu hiện một sự sống, một sự tươi vui và nói lên được CHÂN THIỆN MỸ.

Tôi còn nhớ trong truyện tích các Thiền sư Việt nam về đời Lý khi vua Thái Tông đến hòi Thiền sư Thiền Sào là :

–        Hòa thượng ở đây làm gì ?

Ngài trả lời :

Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân “

Thầy Thanh Từ phiên dịch :

Trúc biết hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng trong, mây trắng hiện toàn chân “

Ý Ngài muốn nói là cảnh vật đối với ta không khác, tất cả cùng hiển bày một

cái thật “ tức “ toàn chân

“ Cái thật “ mà Ngài muốn nói đây là “ sự sống đang hiện hửu “, mà sự sống này thì người hay vật đều cùng  có, không khác nhau, không cách biệt. Cái đó khi nó tiềm ẩn ở trong thì được gọi là Phật Tánh đối với người và Pháp tánh đối với vật, khi nó biểu lộ ra thì có thể gọi nó là Pháp Thân hay bát Nhả theo cái nhìn của các Thiền sư.

Thiền sư Thiên Từ khi đáp một câu hỏi về vấn đề này, Ngài đã trả lời : “ Người ngộ Đạo nhìn tất cả sự vật trùm hết, không cái nào ngoài mình, cũng như không có cái nào mình ngoài nó, tức là thoát cái đối đãi. Bởi vậy cái nhìn nào cũng không ngoài mình, mà không ngoài mình cho nên đều là Pháp thân, đều là Bát Nhã. “

Nếu nói như thế thì chúng ta là những người chưa ngộ đạo cho nên thấy trúc là trúc, hoa là hoa, trăng là trăng, mây là mây mà mình là mình chẳng có dính gì nhau. Vì chẳng dính nhau nên không bao giờ có sự giao cảm, sự linh  thông thì làm sao thấy được cái chung là Phật Tánh.

Trong Kinh Phật dạy : “ Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh “ . Vấn đề này đã được một người hỏi Thiền sư Huệ Hải là : “ Xin Thầy giảng cho chúng con: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh là thế nào ? “ Ngài đã trả lời : “ Tạo dựng Phật là Tánh Phật, tạo dựng kẻ cướp là tánh cướp, tạo dựng chúng sanh là tánh chúng sanh, Tánh không hình tướng, tùy dụng đặt tên “. Câu trả lời của Ngài là nói về cái DỤNG của Phật tánh, tùy duyên thể hiện mà đặt tên. Đây là câu trả lời dành cho người phàm chứ không phải đối với người hiểu Đạo. Và “ Cái Tánh” mà Thiền sư đề cập đây là thói quen do sự dụng tâm mà thể hiện, giống như ta nói tánh ác, tánh thiện, tánh nóng, tánh hiền v.v.chứ không phải cái “ Phật Tánh” mà Phật dạy là tất cả chúng sinh đều có.

Thế thì “ Cái Tánh “ mà chúng ta đi tìm hay trở về để gặp lại nó gọi là KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT là cái gì ? Và Tánh đó ở đâu ?

Cũng trong một câu trả lời của Thiền sư Thanh Từ về Phật Tánh như thế nào, Ngài đã đáp lá : “ Phật Tánh có sẳn nơi mọi người, nhưng không có hình tướng, nếu ta hỏi chỗ nào là hỏi cái có hình tướng “ Ngài đã ví nó như không khí vậy.  Nếu Phật Tánh vô hình, vô tướng giống như không khí thì nó ở trong cái chứa nào sẽ mang hình cái đó. Nhưng vấn đề là khi Phật Tánh ở trong con người làm sao ta thấy được nó.

Trước hết, bước đầu để thấy Phật Tánh là trở về với mình, có nghĩa là luôn luôn tỉnh táo, biết mình đang làm gì và đang ở đâu.

Thứ hai, là phải sống với hoàn cảnh hiện tại, đừng nghĩ đến việc đã qua hay mơ ước việc sắp tới mà quên mất mình trong hiện tại.

Thứ ba, là hãy lắng nghe và lặng ngắm rồi cảm nhận, chứ đừng chạy theo, rồi phê phán, vì như thế chúng ta xa rời Phật tánh

Tôi nhớ lại Lục Tổ Huệ Năng nói với Thượng Tọa Minh là : “ Không nghĩ thiện, không nghĩ ác thì chính lúc đó “ cái ấy” là bãn lai diện mục của ông “ . Bãn lai diện mục có nghĩa là “ cái mặt xưa nay “ hay là Tự tánh, là Phật Tánh. Tổ cũng dạy rằng “ Thẳng đó liền được. Động niệm liền sai

Đối với chúng ta ngày nay, sống trong một xã hội ồn ào, chạy theo vật chất và thị hiếu của con người, trở về “ thấy Tánh “ thật khó vô cùng. Phật tử chúng ta muốn đến với Phật Tánh thì phải biết trở về mình lắng nghe và lặng ngắm mà đừng vội vàng khởi ý.

digg delicious stumbleupon technorati Google live facebook Sphinn Mixx newsvine reddit yahoomyweb