PHẬT DẠY TA THẾ NÀO LÀ “NGHĨ ĐÚNG”
Trong Giáo Lý Phật dạy tám cửa vào nhà giải thoát là “ BÁT CHÁNH ĐẠO” mà cửa thứ nhất là “THẤY ĐÚNG HAY NHÌN ĐÚNG”.
Trong bài nầy chúng ta sẽ bàn đến cửa thứ hai là “ NGHĨ ĐÚNG” hay CHÁNH TƯ DUY.” Nói về suy nghĩ thì ai cũng biết, thông thường chúng ta có hai thói quen là hai cái tật mà Phật dạy đều phải bỏ. Đó là hay suy nghĩ lung tung và luôn luôn suy nghĩ theo ý mình. Trước hết, sự suy nghĩ lung tung làm cho tâm mình không được lắng trong, luôn rối rắm và là mầm mống của các phiền não. Còn khi suy nghĩ theo ý mình thì luôn thiên lệch, nên ta không thể nhín sự vật một cách trung thực được.
Thế thì ta làm thế nào để nghĩ đúng ? Có một vị Thiền Sư đã dạy học trò như thế này “NGHĨ ĐÚNG LÀ KHÔNG NGHĨ GÌ CẢ !”. Điều nầy đối với chúng ta thật khó vô cùng vì con người bình thường không những đã suy nghĨ đủ điều lúc thức mà khi ngủ cũng còn mơ mộng lung tung nữa. Do đó, nhìn vào thực tế cuộc sống nếu bảo là ĐỪNG SUY NGHĩ GÌ thì là một điều không thể làm nổi.
Như vậy, Đạo Phật là một đạo thực hành, mục đích dạy cho Phật Tử con đường Giải thoát, không lẽ lại đòi hỏi chúng ta làm không được hay sao? Còn một điểm quan trọng nữa mà ai cũng đều biết là “Ý NGHĨ” và “HÀNH ĐỘNG” thường đi đôi với nhau, hay nói khác đi, người đời thường nghỉ sao là làm vậy ! Nhưng Đạo Phật cũng là đạo dạy ta NHÌN THẬT, NGHĨ THẬT. Do đo, CHÁNH TƯ DUY có nghĩa là phải suy nghĩ cho đúng sự thật, không bị méo mó bởi các ý niệm có sẵn trong đầu, klhông để lòng tham xúi dục, lại cũng không để cảm xúc dãn dắt.
Tiến xa hơn nửa, muốn NGHĨ ĐÚNG thì phải BUÔNG HẾT CÁC Ý NIỆM, BỎ HẾT CÁC KIẾN CHẤP ĐÚNG SAI. Sau cùng một điều căn bản nhất là “KHÔNG VÌ CÁI TA MÀ SUY NGHĨ thế mới đúng theo TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA ĐẠO PHẬT. Là Người Phật Tử thuần thành hiểu đạo, chúng ta hãy mượn chữ theo lời Phật dạy vì NGÀI là NGỌN ĐUỐC đang hướng dẫn chúng ta đi trên con đường GIÁC NGỘ, GIẢI THOÁT . . . .
CA, ngày 13/12/2011
Tâm Hòa Lê Quang Dật
( sưu tập, lược ý )
*****
GIEO GÌ GẶT ẤY
***
Làm tốt được tốt và làm xấu được xấu. Mỗi hành động đều có phản ứng của nó. Đó là định luật thiên nhiên. Trung đạo hoàn toàn phù hợp với các định luật căn bản nói trên và con người phải tôn trọng các định luật nầy vì “GIEO GÌ GẶT ẤY“
Con người gây ra các hành động tội lổi do tham lam, sân hận và ngu si. Những nhược điểm trên có thể vượt qua được nhờ ý thức được bản thân. May mắn hay rủi ro mà con người đã gặp trên đời nầy không phải là do ảnh hưởng bên ngoài mà là do các hành động tốt hay xấu, do các lời nói và việc làm mà chính họ đã vi phạm trước đây. Vì lý do trên Phật dạy. “Chúng ta là kết quả những việc chúng ta làm ở qúa khứ và chúng ta là kết qủa của những việc chúng ta làm bây giờ” Điều nầy có nghiã là chúng ta chịu trách nhiệm mọi điều trong đời sống của chúng ta. Tha thứ tội lỗi không được chấp nhận trong đường lối nầy. Ta chịu trách nhiệm về hành động tốt xấu của chính mình. Nếu làm điều xấu ta phải gặp hậu qủa xấu. Con đường duy nhất là phải gọt rửa hết tội lỗi trong tâm trí và chỉ làm điều thiện. Bằng cách tu luyện tâm trí sau một thời gian dài, tinh thần mới trở nên thanh tịnh. Khi tinh thần đã được thanh tịnh, trí tuệ được khơi mở, mọi hành động của chúng ta GIEO HẠT TỐT THÌ SẺ,GẶT GIỐNG LÀNH .
California ngày 15/12/2011
Tâm Hòa – Lê Quang Dật
( sưu tập, lược ý )