TÂM HÒA.
ĐAU KHỔ
Có 2 loại đau khổ: Đau khổ dẫn đến đau khổ hơn và đau khổ dẫn đến chấm dứt đau khổ. Đau khổ đầu tiên là chấp giữ những gì ưa thích và chán bỏ những gì không ưa thích. Đau khổ thứ hai là can đảm và trì chí theo dõi sự không ngừng thay đổi của các cảm giác như: hạnh phúc, đau khổ, vui vẻ , buồn chán, vừa lòng, phật ý..Đau khổ này dẫn đến chổ bình an. Chúng ta muốn tìm một con đường dể dàng. Nhưng không có đau khổ thì không có Trí tuệ.
– Làm thế nào dể chấp nhận đau khổ ?
– Làm thế nào để thoát khỏi đau khổ?
– Làm thế nào để đau khổ không khởi sinh ?
Vậy thì, đừng làm những gì gây ra đau khổ, như đừng tham luyến chẳng hạn, nếu không, đau khổ chẳng buông tha bạn đâu.
Hãy xem đau khổ và hạnh phúc ngang nhau . Khi hạnh phúc khởi sanh, đừng vui mừng mà bị cuốn trôi đi, khi đau khổ đến cũng đừng quá thất vọng mà bị nhận chìm vào dòng thác lũ. Khi đau khổ phát sinh, hãy ý thức rằng chẳng có ai nhận chịu đau khổ. Nếu nghĩ rằng đau khổ và hạnh phúc là của bạn thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy Bình An
Người đau khổ sẽ nhận sự đau khổ này mà có Trí tuệ. Nếu không đau khổ , họ sẽ không quan sát và không có Trí tuệ. Không Trí tuệ thì không hiểu biết. Không hiểu biết sẽ không thoát khỏi khổ đau. Vậy thôi ! Thế nên phải nổ lực và kiên trì hành thiền. Để rồi khi nhìn lại thế gian này sẽ không còn sợ hải như trước nữa. Thương và ghét, cả hai đều đau khổ, bởi vì đều do tham ái gây ra. Muốn là khổ . Muốn mà không được cũng khổ. Ngay cả khi có được cái mà bạn muốn cũng là đau khổ nữa, bởi vì khi dược chúng, bạn sẽ lo sợ sẽ mất chúng. Làm sao có thể sống hạnh phúc khi tâm đầy lo sợ ? Khi nóng giận, bạn thấy tốt hay xấu ? Nếu thấy xấu thì tại sao không vất bỏ đi mà khư khư giữ lấy làm gì ? Nếu bạn thấy được sự đau khổ của sân hận thì hãy vất bỏ đi. Nếu không chịu vất bỏ thì nó sẽ gây đau khổ cho bạn dài dài, chẳng lúc nào dừng nghỉ. Thế gian đau khổ này là như vậy đó. Nếu bạn biết rõ nó, bạn sẽ giải quyết được mọi khó khăn trong đời sống hằng ngày để mang lại sự bình an trong tâm hồn . Đức Phật thành đạo chính trong thế gian này chứ không phải ngoài thế gian này.
LỜI VÀNG CỦA ĐỨC PHẬT
( Trích Kinh Pháp Cú )
– Trong các Pháp, Tâm dẫn đầu, Tâm là chủ, Tâm tạo tác tất cả. Nếu đem Tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.
– Trong các Pháp, Tâm dẫn đầu, Tâm làm chủ, Tâm tạo tác tất cả. Nếu đem Tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình.
– Ở thế gian này, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có Từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
– Chớ nên đắm chìm theo buông lung, chớ nên mê say với dục lạc, hãy nên tĩnh giác và thiền định mới mong đạt được sự an lạc.
– Chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên tìm xem họ đã làm gì hay không làm gì, chỉ nên ngó lại hành động của mình, tự hỏi đã làm được gì và chưa làm được gì
– Sống không biết xấu hổ, sống lỗ mãng như quạ diều, sống chê bai kẻ khác, sống đại đởm khoa trương, sống ngạo mạn tà ác, sống như thế chẳng khó khăn gì
– Lỗi biết rằng lỗi, không lỗi biết rằng không lỗi, giữ Tâm Chánh kiến ấy, đường lành thấy chẳng xa
– Không lỗi tưởng là lỗi, có lỗi lại tưởng không, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa
– Không đáng sợ lại sợ, việc đáng sợ lại không, cứ ôm tà kiến ấy, địa ngục khó lánh xa
– Thường nói lời vọng ngữ, có làm mà nói không, người tạo hai nghiệp ấy, chết cũng đọa địa ngục