QUAN ĐIỂM VỀ ĂN CHAY CỦA ĐẠO PHẬT

Khi nói đến Ðạo Phật là tất cả mọi người đều nghĩ đến đi chùa lễ Phật

trong những ngày lễ, vía của chư Phật và các vị Bố Tát và sau đó là được hưởng những món ăn chay do nhà chùa nấu hoặc mua để thết đãi các thiện nam, tín nữ Phật tử; và ít nhất trong đời của một người con Phật cũng có một vài lần được hưởng những thức ăn chay. Nhưng ít ai biết rằng có rất nhiều quan điểm dị biệt về  việc ăn chay. Vấn đề ăn chay giữa những người Phật giáo từ trước cho đến bây giờ khó mà san bằng được những sự dị biệt ấy  bởi vì truyền thống của mỗi trường phái khác nhau cũng như tập quán của mỗi cá nhân; cho nên thật khó mà tìm được một ý niệm đồng nhất cho sự ăn chay, nhưng ăn chay vẫn là một điều cần thiết cho người Phật tử, còn ngoài ra thì tùy sự hiểu biết của mình mà có thể nhận định đúng hay sai về sự ăn chay.

Ngày nay ai cũng nghĩ rằng những người Phật giáo Ðại Thừa thì ăn chay, còn những người Phật giáo Nguyên Thủy thì ăn mặn; nhưng sự nhận định nầy hoàn toàn không xác thực mấy. Thông thường Phật giáo Nguyên Thủy không cấm đoán các vị tu sĩ  và Phật tử ăn thịt, cá; nhưng cũng có những vị Sư và cư sĩ Phật giáo ở Tích Lan (Sri Lanka) đã ăn chay thuần túy (strict vegetarians) và có những người khác thì không ăn thịt nhưng lại ăn cá.

Một điều mà người Phật tử chúng ta nên phân định rõ ràng là trong giới luật của nhà Phật, không có giới cấm ăn thịt, cá (ăn mặn), mặc dầu giới cấm sát sanh. Là giới đầu tiên trong năm giới cấm.

– Theo quan niệm của Phật giáo Nguyên Thủy thì cách ăn nào cũng được, tùy duyên mà ăn cho có đầy đủ sức khoẻ để hành trì giáo pháp, nếu ăn chay mà không có đủ sức thì thân thể yếu đuối, bệnh hoạn, tinh thần bạc nhược như thế rất có hại cho bản thân vì không có đủ sức để tu đạo thì làm sao mà hành trì đạo pháp được.

Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng chính Ðức Phật không đặt thành vấn đề về sự việc ăn chay hay ăn mặn, mà điều quan trọng là ở TÂM của ngưòi tu sĩ và của hàng cư sĩ Phật tử, đó là sự tinh tấn tu hành. Sự giác ngộ giải thoát cho chúng sanh không phải là do nơi ăn, mà là do nơi thanh tịnh, trong sạch của ba nghiệp: “thân, khẩu, ý”. Thân đàng hoàng, Khẩu chính trực, Ý không tạp loạn…nghĩa là phải lánh xa việc ác và cố hành điều thiện….cố gắng giữ năm giới luật căn bản, mà giới cấm sát sanh là giới cấm đầu tiên của Ðạo Phật vậy.

Chúng ta nên nhớ rằng, thời Ðức Phật tại thế hàng tỳ kheo đi khất thực phần lớn đều tùy thuộc vào những gì mà lòng hảo tâm của thập phương, bá tánh đặt vào bình bát, cho nên các thầy hoan hỷ nhận với một tấm lòng không phân biệt, (chứ không được phép đòi hỏi món nầy hay món khác)…Thực phẩm chỉ là để nuôi mạng sống (ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn).

Ngày nay các quốc gia mà quý thầy không đi khất thực được, việc ăn uống tùy thuộc hoàn toàn vào nhóm cư sĩ Phật tử hoan hỷ hổ trợ các thầy. Quý Phật tử  tự ý đi chợ nấu ăn rồi dâng đến các thầy thọ trai. Ðó cũng là cơ duyên, phước đúc mà hàng Phật tử hộ pháp nên đem hết tấm lòng thành kính đối với Phật , với các vị Tu Sĩ và lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh mà làm đồ ăn chay dâng cúng chư Tu Sĩ; vừa giúp các vị được mạnh khoẻ, thanh thản tâm hồn để tu hành, vừa giúp các sinh vật khỏi bị giam cầm, chết chóc đau đớn đó mới thật là Tu vậy.

– Trước tiên chúng ta phải nên biết rằng ăn chay không phải là nét đặc thù hay là sản phẩm riêng của Phật giáo Ðại Thừa; mà việc ăn chay đã bắt đầu từ thời kỳ Phật còn tại thế và được phát triển mạnh mẽ vào thời đại Asoka, vị Hoàng Ðế Ấn Ðộ trị vì từ năm 274 đến năm 232 trước Thiên Chúa giáng sinh, tức là thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Akosa là một vị vua đem những lời giảng dạy của Ðức Phật cũng như những kinh sách của Phật giáo để làm chính sách trị nước của Ngài, không những Ngài ăn chay trường mà còn cổ võ mọi người dân trong nước phải cố gắng ăn chay để tránh những hành động có thể giết chóc thú vật, vì theo Ngài mọi chúng sanh thuộc loại hữu tình đều có cảm giác đau đớn, ham sống và sợ chết như con người chúng ta.

Như vậy đã chứng minh rằng ăn chay đã có từ thời kỳ ban đầu của Ðạo Phật. Theo quan điểm của Ðạo Phật ăn chay là một phần của việc thực hành giáo pháp, thực hành giới luật cấm sát sanh và thực hành hạnh từ bi ; một trong những điều tất yếu và quan trọng của người Phật tử bất kỳ họ thuộc vào trường phái Nguyên Thủy hay trường phái Ðại Thừa.

Là những người con Phật chúng ta hãy tạm quên đi những lý luận về các nghiên cứu lịch sữ của các học giả về cách thức Ăn Chay của trường phái Nguyên Thủy hay trường phái Ðại Thừa; mà chúng ta hãy tìm hiểu quan điểm của người Phật tử về vấn đề (không ăn thịt, cá) ăn chay.

– Về phương diện Tôn giáo và Ðạo Ðức: (hay nói đúng hơn là Phật giáo và lòng Từ Bi)

Như chúng ta đã biết tất cả những lời giảng dạy của Ðức Phật được ghi chép lại trong tam tạng kinh điển và trong đó bộ giới luật được sắp trước tiên là bộ giới luật cấm Sát Sinh. Giới sát sinh là giới thứ nhất trong bộ Giới Luật của Ðức Phật đặt ra không phải là những điều răn dạy hay cấm đoán thông thường mà được đặt ra trên căn bản Phật tánh nơi mỗi chúng sinh, nơi lòng từ bi của con người va nơi định luật nhân quả của vũ trụ vạn vật.

Kinh Ðại Niết Bàn dạy: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, nhưng bị vô lượng phiền nảo che phủ nên chúng sinh chẳng nhậnthấy được.”  Ðối tượng chúng sinh trong giới cấm sát sinh của Ðạo Phật có thể nói đó là loại hữu tình chúng sinh, tức là những chúng sinh có hệ thần kinh, có tình cảm, biết cảm giác (đua đớn và vui sướng); như người và các loài động vật trên bộ, dưới nước và trên không…từ những thú vật lớn như voi, hổ cho đến những con vâ nhỏ bé như kiến, sâu trùng.

Ðức Phật nói rằng Phật tánh của chúng sinh ở trong thân ngũ ấm, nếu sát hại ngũ ấm gọi là sát sanh, đã có sát sanh, thì phải đọa vào địa ngục.

Do nghĩa trên, cho nên mỗi cá thể chúng sinh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật; nên đều có đặc tính bình đẳng, do đó người Phật tử không những không dám sát hại chúng sinh mà còn phải tôn trọng va bảo vệ sự sống cho chúng sinh, xem mạng sống của chúng sinh cũng như mạng sống của chính mình. Bản chất của chúng sinh, nhất là chúng sinh thuộc lọai hữu tình dù loài nào cũng ham sống, sợ chết, giết hại chúng tức là đã gây nên cho chúng một sự đau đớn vế thân thể và hơn thê nữa chúng ta đã tước đoạt sự sống của chúng có nghĩa là chúng ta đã chia lìa thân quyến của chúng, do đó một khi chúng bị đe dọa chúng cũng có một sự phản ứng để tự vệ, và chúng cũng biết oán hận những ai đã sát hại chúng mà chúng ta đã vô hình chung không hề hay biết.

Chúng ta cũng phải nên biết rằng nếu một ai đó làm đau đớn hay hủy mạng sống của chúng ta thì chúng ta cũng oán hận, cũng đau đớn vậy thì tại sao chúng ta lại đi giết những loài vật khi mà chúng cũng muốn sự sống được tồn tại với chúng; thử hỏi như thế thì có công bằng không?

Ðạo Phật cấm sát sinh thể hiện qua ăn chay tức là muốn cho những người Phật tử tránh đi những sự giết hại chúng sanh vì theo giáo lý của Ðức Phật mọi loài vật, mọi chúng sanh đều có sự sống như con người và cũng ham sống, sợ chết vậy.                       Không những giới cấm sát sanh được dự theo lòng từ bi và đặt trên căn bản bình đẳng, mà dựa theo lòng từ bi va thuyết luân hồi của Phật giáo thì chúng ta phải hiểu rằng tất cả chúng sinh hữu tình đều là bà con quyến thuộc của nhau từ muôn ngàn kiếp trước, hiện tại hay trong tương lai trong vòng luân hồi nhân quả trùng trùng.

Ðức Phật đã thấy tất cả chúng sanh hữu tình đều trải qua những vòng sinh tử luân hồi và thấy rõ những mối liên hệ với nhau, qua nhiều dạng thể khác nhau…

Bây giờ một số chúng sanh đang sống dưới những hình thức con vật nhưng trước đây họ mang dạng thể con người và ngược lại. Vậy thì tất cả chúng sanh đều có sự liên hệ quan thiết với nhau, nhưng sở dỉ bị biến thể là đều do “duyên nghiệp” và “nhân quả” đạ tạo ra thế thôi. Với lòng từ bi vô bờ bến, nên Ðức Phật không muốn chúng ta ăn thịt lẫn nhau và đó cũng chính là nguyên do Ngài đã ban hành giới đầu tiên của năm giới là “giới không sát sinh” vậy.

Như vậy Ăn Chay đó chính là lòng Từ Bi, là sự thương xót chúng sanh mà Ðức Phật đã thể hiện qua sự giải thoát giác ngộ chúng sanh ; Và cũng vì tất cả mọi loài vật đều có sự sống như con người, vậy thì chúng ta không vì một sự ham muốn mà hủy diệt đi sự sống của chúng sanh…Và tội lổi hơn nữa là tất cả chúng sanh thuộc loại hữu tình như: con người và súc vật đều có một những mắc xích dính chùm nhau theo thuyết “Luân Hồi, Nhân Quả” của Phật Giáo nên việc giết hại chúng sanh là cả một sự không nên làm; Vì biết đâu con vật mà chúng ta giết là bà co quyến thuộc, là cha mẹ, an hem của ta từ muôn đời kiếp trước.

– Về phương diện sức khỏe:

Phần nhiều những quốc gia văn minh, tiến bổ về khỷ nghệ, khoa học  cho nhìn ăn chay qua một khía cạnh khác. Ðó là chính sách dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe và bệnh tật. Ðiều nầy có thể đúng, vì sức khỏe tốt là một điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên cũng có một số người cho rằng việc ăn chay không chỉ những đem đến sức khỏe cho cá nhân mà còn ảnh huởng đến môi sinh và sự hủy hoại cây cối, loài vật có thể gây ra hạn hán và bảo lụt, nhưng cũng số một số người khác thì nghĩ rằng khi nhìn thấy một con vật  kêu rống lên trong lò sát sanh, trên chảo dầu đun nóng hay trên bàn thớt thì họ cảm thấy đó chính là một ssự đau đớn do cong người gây nên cho loài vật và họ không thể chịu đựng được những cai cảnh tượng ấy..Và từ lòng mẫn cảm của sự thương tâm được thể hiện qua tấm lòng Từ Bi đó mà họ không thể ăn thịt cá được và đó là nguyên nhân để cho những người đó Ăn Chay vậy. Ăn Chay, như đã nói ở trên là có khả năng ngăn ngừa hữu hiệu các chứng bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh ung thư và rất nhiều chứng bệnh klhác.v.v…

Nhìn chung thì việc Ăn Chay là một hành động cụ thể là không giết hại chúng sanh để ăn thịt ngoài tác dụng sức khỏe của con người và những phúc lợi lớn lao cho xã hội, cho quốc gia như làm giảm độ ẩm, nóng cho trái đất, giảm hạn hán , lụt lội và going tố, giảm mức ô nhiểm trong không khí và trong nước uống tất cả đều ảnh hưởng đến môi sinh và vệ được sự sinh tồn cho những loài động vật quý hiếm sợ bị tuyệt chủng (vì săn bắt)…Và hơn thế nữa Ăn chay còn là lòng Tư Bi của người Phật tử là đã thể hiện được giới cấm Sát Sinh là gìới thứ nhất trong “Ngũ Giới”; mà Ðức Từ Phụ đã răn dạy.  Ngoài sự tránh gây nên những hậu quả đớn đau cho chúng sanh còn có một những sự tương quan, tương duyên với những gì ở chung quanh chúng ta và ngay cả ở xa chúng ta qua thuyết “Luân Hồi, Nhân Quả”. mà chúng ta đã được học qua kinh điển của Phật giáo.

Riêng đối với những hàng Phật tử chúng ta dù đã thọ giới hay chưa thọ tam quy ngũ giới; nhưng “lòng đã nguyện đi theo con đường giác ngộ giải thoátcuả Phật” thì việc giữ giới không sát sanh là chuyện đương nhiên, vì ăn chay là giữ giới, là điều cần thiết để thực hành giáo pháp, và không thể vừa muốn tu Ðạo lại vừa muốn giết hại chúng sanh thì đó là một đều không thể xẩy ra cho người Phật tử vậy.

Liên-Hoa, April- 2011

Mùa Phật Ðản P.L. 2555

Tâm-Tường.-LÊ ĐÌNH CÁT

Bạn Có Thể Chưa Đọc...