TÂM NGHĨA
Trong năm Ất-tỵ(1665) ngoài việc sửa chùa Thiên Mụ lại có một sự kiện không do chúa Nguyễn nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ Phật Giáo cỏi Thuận Hoá nói riêng. Đó là việc Thiền sư Nguyên Thiều đã theo một chuyến tàu buôn Quảng đông qua Đàng trong đến trú tại Quy ninh (đời Lê Hồng Đức thứ 1(1471) đánh nước Chiêm đã lấy đất tới núi Thạch Bi) thuộc tỉnh Bình Định, khai sơn ra chùa Thập Tháp hiện nay (gọi là Thập Tháp vì sau chùa có 10 cái Tháp của Chàm, đã đổ nát). Ban đầu Thiền sư Nguyên Thiều dựng chùa ở đây và giảng truyền Phật Pháp của going Lâm Tế. Kế đến Thiền sư ra núi Phú Xuân xứ Thuận Hóa xây dựng chùa Quốc Ấn ở ấp Phước quả (tại chùa Quốc Ấn hiện nay có thờ hình của Ngài).
Trong đời chúa Nguyễn Phúc Thái (thuờng gọi là Nghĩa Vương – 1650-1691), sau khi về Quảng Đông trở lại để đón mời Trường Thọ Thạch Lão Hòa Thượng (tức Thạch Liêm Hòa Thượng) và thỉnh tượng Phật thì Thiền Sư Nguyên Thiều được mời về trù trì chùa Hà Trung ở xã Hà Trung huyện Phú Lộc Thừa Thiên. Khi Ngài Viên tịch vào năm Mậu than(1728) các môn đồ và các bậc Tể quan đã thụ giới với Ngài đã lập tháp ở vùng Cửa Hòa thuộc làng Dương Xuân Thượng hiện nay(Huế).
Thiền Sư Nguyên Thiều họ Tạ, tự là Hoàn Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triệu Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngài là bậc Danh tăng trong thiền giới Phật Giáo Nam Hà dưới thời các chúa Nguyễn vì Ngài là vị Tổ đầu tiên truyền phái Lâm Tế ở Nam Hà” (Tài liệu của Thiền Sư Nguyên Thiều viết theo văn bia ở chùa Quốc Ấn Nam Giao Huế).
Chú ý: Như đã nói ở trên, nhưng Thạch Liêm Hòa Thượng còn có biệt danh là Đại Sán Hàn Ông Không qua Nam Hà lần mời ấy. Đến đời Nguyễn Phúc Chu trọng dụng Trần Thiêm Quan và Ngô Tử Quan đem phẩm vật cùng với thư của Hưng Quốc Liên Quốc Sử (vốn là Pháp Tự của Thạch Liêm Hòa Thượng) sang mời vào ngày mồng 4 tháng 8 năm Giáp Tuất (1694) là năm chúa Nguyễn Phúc Chu đúng 19 tuổi, Ông là vị chúa Nguyển trẻ nhất đã có nhiều hoặt động hửu ích về chính trị, văn hóa và tín ngưỡng cho cỏi Nam Hà. Hòa Thượng Thạch Liêm (năm này đã 62 tuổi) đã qua Nam Hà chính thức vào ngày 15 tháng 1 năm Ất Hợi (24/02/1695) đúng vào năm 34 đời vua Khang Hy nhà Thanh của Trung Quốc.
Vào khoảng ngày Rằm tháng 3 năm Ất Hợi, tức là sau khi Thiền Sư Thạch Liêm đến chùa Thiền Lâm (Hiện nay di tích chùa này ở cách chùa Từ Đàm độ 200 thước, nằm phía phải đường lên Nam Giao-Huế) độ 1 tháng rưỡi. Minh Vương ký giấy.
“Truyền quân và lính các Dinh, chia nhau cất Liêu-xá, hạn trong 3 ngày lạc thành. Bàn ghế, khí mảnh hạn trong 10 ngày phải có đầy đủ. Rồi thi Vạn trù (nhà bếp), Thiên đường, Vạn thúy đường dựng lên ở phía Tả, Thị Liêu, Trai đường, Đốc luật đường, Am chủ lieu dùng lể ở phía hửu. Ở giữa làm 1 giới đàn. Suốt sáng thâu đêm, chỉ trong 3 ngày là xong. Ngòai ra khuân vác khí cụ hằng ngày đông như kiến cỏ, hơn 2000 vận thùy giới tử ai lo việc nấy” (trích sách Nhật ký của Ngài Thích Đại Sáng trang 72-73). Việc tổ chức Giới đàn chủa Thiền Lâm quá rộn rịp, đông đảo, đến nổi khi Quốc sư dọn mời cơm trưa, phải treo khánh chuông làm hiệu lệnh. Pháp hội truyền giới của Thạch Liêm Hòa Thượng và Nguyễn Phúc Chu đã tổ chức ở Phú Xuân vào năm Ất Hợi (1695) là một sự kiện rất lớn trong lịch sử Phật Giáo Nam Hà.
Trong 3 ngày Truyền Giới, tức là ngày 12 tháng 4, giới đàn mới bế mạc: Trong giới đàn truyền SA DI ở chùa Thiền Lâm vào ngày mồng một tháng 4 năm Ất Hợi (1695), ta thấy có cả ngài Liễu Quán, lúc ấy ngài mới khoản 28 tuổi đến thọ giới với Ngài Thạch Liêm Hòa Thượng. Năm Nhâm Thìn (1712) Thiền sư Liễu Quán được 45 tuổi và đuợc tổ Từ Dung : “ Ấn Khả”. Ngài Từ Dung là người khai sơn chùa Ấn Tôn (tức chùa Từ Đàm hiện nay).
Về sau, Thiền sư Liễu Quán đã trở thành Sơ tổ phái Liễu Quán ở miền Trung hiện nay (viết theo Thượng tọa Thích Mật Thể trang 207: có tham khảo bia ký nói về lịch sử ngài Liễu Quán chùa Thiên Thai thiền tông).